NASA sử dụng tiếng Việt để liên lạc với người ngoài hành tinh

NASA sử dụng tiếng Việt để liên lạc với người ngoài hành tinh

"Chân thành gửi tới các bạn lời chào thân hữu" là thông điệp bằng tiếng Việt mà NASA sử dụng để gửi đến người ngoài hành tinh sống trong vũ trụ.

Vào cuối những năm 1970, NASA phóng hai tàu thăm dò vũ trụ là Voyager 1 và Voyager 2. Đến tháng 9 năm 2013, tàu Voyager 1 đã bay ra khỏi Hệ Mặt Trời và tiến về phía các chòm sao.

Mô phỏng tàu Voyager trong vũ trụ.
Mô phỏng tàu Voyager trong vũ trụ.

Tại thời điểm đó, tàu Voyager 1 đã bay cách Trái Đất khoảng 18 tỉ km với vận tốc 17 km/s. Vào lúc bạn đang đọc bài báo này, tàu Voyager 1 đang cách chúng ta 20,1 tỉ km, còn tàu Voyager 2 cách 16,5 tỉ km.

Các nhà khoa học đang cố gắng kiếm tìm sự sống ngoài hành tinh
Các nhà khoa học đang cố gắng kiếm tìm sự sống ngoài hành tinh

Cả hai tàu thăm dò vẫn đều đặn liên lạc với Trái Đất. Cần 16 tiếng để thông tin có thể chuyển từ Voyager 1 về Trái Đất và tàu Voyager 2 cần 13 tiếng.
Tàu thăm dò mang theo những chiếc đĩa đồng mạ vàng, chúng lưu giữ thông tin về nền văn minh Trái Đất.
Những chiếc đĩa này ghi lại âm thanh, hình ảnh tự nhiên và con người, lời chào hỏi bằng 55 ngôn ngữ khác nhau và các bản nhạc khắp thế giới đại diện cho các nền văn hóa.

Đĩa vàng mang thông điệp trên tàu thăm dò Voyager.
Đĩa vàng mang thông điệp trên tàu thăm dò Voyager.

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được lựa chọn với câu nói: “Chân thành gửi tới các bạn lời chào thân hữu”.
Nếu người ngoài hành tinh vô tình sử dụng ngôn ngữ giống chúng ta thì Tiếng Việt có thể trở thành ngôn ngữ liên hành tinh.
Trung Quốc đòi các hãng công nghệ cung cấp mã bảo mật

Trung Quốc đòi các hãng công nghệ cung cấp mã bảo mật

Trung Quốc đã chính thức thông qua một đạo luật mới chống khủng bố gây tranh cãi vào hôm Chủ Nhật (27/12), trong đó yêu cầu các công ty công nghệ phải cung cấp mã bảo mật hay nói cách khác là chìa khoá để xem thông tin người dùng cho Chính phủ nước này.
Theo chính sách này, các công ty công nghệ cần phải cung cấp bộ giải mã riêng cho Chính phủ Trung Quốc.Reuters cho hay, đây là cách để Chính phủ có thể kiểm soát toàn bộ thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng trên các dịch vụ do các công ty công nghệ cung cấp, như Apple, Samsung hay Google.
Nhưng đạo luật mới không yêu cầu các công ty công nghệ phải cài "backdoor" (cổng hậu) bảo mật giống như cách phương Tây đang làm với các hãng công nghệ trong việc hợp tác chống khủng bố.
Backdoor nhằm ám chỉ một loại lỗ hổng, nằm sẵn hoặc được cài đặt thêm bên trong sản phẩm nhằm cho phép kẻ tấn công (hacker) có thể kết nối từ xa tới máy nạn nhân. Từ đó, kẻ tấn công sẽ có khả năng truy cập tới những thứ mà chúng mong muốn. Việc xác định những phần mềm đang sử dụng liệu có được an toàn hay không vốn đã rất khó khăn nhưng để tìm và phát hiện ra các backdoor còn khó hơn gấp nhiều lần.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng từ các chiến binh ly khai, đặc biệt ở khu vực phía Tây Tân Cương, nơi thường xảy ra các vụ bạo lực, khủng bố trong nhiều năm qua. Do đó, đạo luật mới ban hành được cho sẽ giải quyết phần nào tình trạng trên.
Tuy nhiên, đạo luật này của Chính phủ Trung Quốc đã vấp phải mối quan ngại sâu sắc đến từ các nước phương Tây, không chỉ bởi vấn đề vi phạm quyền tự do ngôn luận hay bảo mật thông tin cá nhân mà còn liên quan đến những quy định không gian mạng. Tổng thống Mỹ, Barrack Obama thậm chí cũng đã bày tỏ mối quan ngại lớn đối với bộ luật mới của chính quyền Bắc Kinh.
Trước đó, một điều khoản trong dự thảo ban đầu yêu cầu các công ty cần duy trì máy chủ và dữ liệu người dùng trong lãnh thổ Trung Quốc đã bị xoá bỏ vào phút chót. Thế nhưng theo thông tin đã đưa, các công ty công nghệ vẫn sẽ phải cung cấp thông tin mã hóa nhạy cảm của người dùng nếu các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc yêu cầu.
Phó chủ nhiệm bộ phận Luật hình sự của Quốc hội, thuộc Ủy ban các vấn đề lập pháp Quốc hội, ông Li Shouwei cho biết: "Quy tắc mới phù hợp với yêu cầu chống khủng bố và về cơ bản giống với những gì các nước lớn khác trên thế giới đã làm".
Shouwei cũng cho biết thêm, bộ luật mới sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công ty công nghệ và họ không cần phải lo sợ vấn đề cài đặt "backdoor" hoặc mất quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề cài đặt "backdoor" đã bắt đầu xuất hiện và tạo nên mối quan tâm lớn tại Trung Quốc. Trong khi đó, vấn đề này đã được các nước phương Tây đề cập đến từ khá lâu.
Xét về lợi ích, backdoor sẽ là một công cụ tuyệt vời để Chính phủ các nước chống lại khủng bố thông qua việc kiểm soát các liên lạc ẩn danh của những trùm khủng bố. Tuy vậy, các công ty công nghệ luôn "một mực" không chấp nhận lời đề nghị của các Chính phủ do ưu tiên bảo mật thông tin người dùng được đặt lên hàng đầu, như cam kết của họ khi cung cấp dịch vụ.
Bộ luật an ninh quốc gia Trung Quốc được thông qua vào tháng Bảy yêu cầu tất cả các hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và thông tin cần được kiểm soát và đảm bảo an toàn. Bộ luật cũng cho phép quân đội được tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài, mặc dù vậy theo ý kiến của các chuyên gia, bộ luật sẽ cần phải tính đến thêm những giải pháp ngoại giao.
Đặc biệt, ngoài yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân người dùng, bộ luật mới cũng sẽ hạn chế quyền đưa tin của các phương tiện truyền thông về các cuộc tấn công khủng bố. Trong đó có một điều khoản ghi rằng, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sẽ không được thông tin chi tiết về các hoạt động khủng bố, bởi chúng có thể tạo nên làn sóng "bắt chước" và truyền bá những tư tưởng "vô nhân đạo".
10 từ khóa được Google nhiều nhất tại châu Á cho thấy dân trí người Việt quá thấp?

10 từ khóa được Google nhiều nhất tại châu Á cho thấy dân trí người Việt quá thấp?

Bài viết dưới đây sẽ chỉ đơn thuần trích lại bài viết gốc trên trang Bloomberg và đưa ra một số ý kiến được chia sẻ trên Facebook của cộng đồng mạng, còn phần ngẫm lại về Việt Nam xin được bỏ ngỏ cho quý độc giả của ICTnews.

Cũng không có gì lạ khi rất nhiều người trong chúng ta vẫn lên Google đơn thuần là để tìm kiếm một nội dung giải trí nào đó. Thế nhưng nếu từ khóa tìm kiếm mang tính chất giải trí đó lọt vào top 10 những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất trong năm thì lại là chuyện khác. Nó đặc biệt khác nếu chúng ta đặt danh sách những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất trên Google của một số quốc gia lại với nhau.
  Trong bài viết dài hơn 1000 từ đăng tải trên Bloomberg cách đây vài ngày, trang tin nổi tiếng về kinh tế này có viết: “Mặc dù sự khác biệt giữa thói quen tìm kiếm của các quốc gia trong khu vực châu Á có thể được giải thích một phần bởi những sự hạn chế về web, mức độ khác biệt của tự do báo chí, nhưng danh sách dưới đây thể hiện cái nhìn về tư duy tập thể của người dân châu Á”. Tuy nhiên do Google bị cấm cửa tại Trung Quốc nên danh sách này sẽ không bao gồm Trung Quốc.
  Theo Bloomberg: “Sự ám ảnh về Apple đã đưa điện thoại iPhone 6 lên vị trí số 1 trong danh sách tìm kiếm tại Hong Kong, và những vị trí còn lại thuộc về các chương trình truyền hình phổ biến”…
“Người Singapore thì có nhiều mối quan tâm nặng nề hơn. Khói bụi từ những đám cháy tại Indonesia, cái chết của Thủ tướng Lý Quang Diệu là 2 vị trí hàng đầu trong danh sách”.
   Về Việt Nam và Thái Lan, Bloomberg viết rằng: “Những người Việt đa sầu đa cảm giúp 3 cái tên của những ca khúc tình yêu được kéo lên 3 vị trí hàng đầu trong danh sách, trong khi đó 9 vị trí đầu tiên trong danh sách từ khóa tìm kiếm của quốc gia láng giềng Thái Lan thì đều là video ca nhạc và chương trình TV”.

   Ngoài ra, “Tại Nhật, tổ chức Hồi giáo IS là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bởi hai con tin người Nhật đã bị giết và bộ công an Nhật đã cảnh báo nước này có nguy cơ bị tấn công mạng. Trong khi đó người Hàn Quốc săn tìm thông tin về dịch MERS sau khi Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên được ghi nhận về các ca nhiễm bệnh”.
  Một phần danh sách kèm theo lời giải thích cụ thể của trang Bloomberg như sau.
    Hồng Kông
1. iPhone 6s
2. How-Old.net – Một công cụ của Microsoft giúp đoán tuổi từ bức ảnh
3. Helen To Yu-ung – Một nhà văn và nhân vật chính trong một chương trình TV bị phê bình vì quá thực dụng
4. Wu Zetian – Một ngôi sao trên bộ phim truyền hình Trung Quốc The Empress of China
5. Our Times – Một bộ phim Đài Loan
6. HKTV – Một mạng truyền hình do Ricky Wong Wai-Kay quản lý, người đã đề đơn xin quyền tự do  phát sóng truyền hình và đã bị từ chối
7. The Greed of Man – Một seri phim nổi tiếng từ năm 1992 và được phát lại trong năm nay
8. Captain of Destiny – Một bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng bị phê phán vì có hiệu ứng nghèo nàn
9. Rashomon – Một ca khúc của hai ca sỹ Hồng Kông
10. Minions – Một bộ phim hoạt hình
      Singapore:

1. PSI Singapore - Mức độ ô nhiễm không khí của Singapore, nước này bị ô nhiễm không khí nặng do cháy rừng trong năm 2015.
2. Lee Kuan Yew - Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore qua đời.
3. SEA Games - Sự kiện thể thao lớn của Đông Nam Á.
4. WhatsApp Web - Dịch vụ tán gẫu trực tuyến.
5. iPhone 6S
6. Amos Yee - một blogger đã bị cảnh sát truy tố.
7. MERS - sự lây lan của hội chứng hô hấp cấp từ Trung Đông.
8. QZ8501 - Mã của chuyến bay AirAsia bị rơi.
9. Lee Wei Ling - Con gái của nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu.
10. Lee Hsien Loong - Con trai của ông Lý Quang Diệu và hiện là thủ tướng của Singapore.
   Malaysia:
1. HRMIS 2 - Hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Malaysia.
2. BR1M 2015 - Bản tin tiền tệ của chính phủ.
3. How-Old.net - Một công cụ của Microsoft giúp đoán tuổi từ bức ảnh
4. Maharaja Lawak Mega - Một cuộc thi của các diễn viên hài.
5. Fast Furious 7 – Một bộ phim điện ảnh Mỹ
6. Hati Perempuan - Một bộ phim truyền hình.
7. 1 USD to MYR  - 1 USD đổi được bao nhiêu ringgit (sau khi đồng tiền của Malay bị trượt giá).
8. Whatsapp Web – Dịch vụ tán gẫu trực tuyến
9. GST - Dịch vụ bán hàng và mức thuế mới của nước này.
10. Bersih 4.0 – Cuộc biểu tình của người dân Malaysia nhằm cải cách bầu cử.
  Nhật Bản

1. イスラム 国 – Tổ chức IS
2. 台風 – Một cơn bão
3. ラグビー – Bóng bầu dục, sau chiến thắng của Nhật trước New Zealand
4. マイナンバー – Số cá nhân, sử dụng cho an ninh xã hội và thuế
5. 後藤健二 - Kenji Goto, nhà báo bị tổ chức IS sát hại
6. 川島なお美 - Naomi Kawashima – Sao phim người lớn Nhật Bản qua đời vì ung thư
7. 北斗晶 - Akira Hokuto – Vận động viên vật nữ công khai mắc bệnh ung thư vú
8. スプラトゥーン - Splatoon, một game của Nintendo
9. Windows 10
10. iPhone 6s
 Trong khi đó tại Việt Nam, 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất được Bloomberg giải thích một cách cặn kẽ như sau
1. Vợ Người Ta – Một bài hát về một chàng thanh niên khóc thương sau khi bạn gái cũ đi lấy chồng
2. Âm Thầm Bên Em – Một bài hát về một tên găng-tơ đã cố gắng thay đổi mình để giành lại tình yêu của bạn gái
3. Không Phải Dạng Vừa Đâu – Một bài hát của một ca sỹ nổi tiếng Sơn Tùng - MTP nhằm thể hiện cảm xúc
4. How-Old.net
5. Fast Furious 7
6. Khuôn Mặt Đáng Thương – Một bài hát về một chàng thanh niên thể hiện nỗi buồn về tình yêu danh cho người bạn gái cũ
7. Em Của Quá Khứ - Một bản ballad về một người đàn ông chờ đợi sự trở về của cô bạn gái hồi trung học
8. Cười Xuyên Việt – Một chương trình truyền hình tìm kiếm các nghệ sỹ hài mới
9. Cô Dâu 8 Tuổi – Một seri phim truyền hình Ấn Độ về một cô bé bị ép lấy chồng từ năm 8 tuổi
10. Chàng Trai Năm Ấy – Một bộ phim hài kịch lãng mạn dựa trên tiêu sử của ca sỹ quá cố Wanbi Tuấn Anh
 Bài viết của Bloomberg đã được không ít người Việt chia sẻ về Facebook với nhiều suy nghĩ khác nhau:








Theo dõi truy cập